Hiển thị một kết quả duy nhất

Bàn ghế thí nghiệm hóa sinh hay còn gọi là bàn ghế thực hành bộ môn Hóa học và sinh học. Nó được sử dụng trong các phòng thí nghiệm của trường học để thực hiện các thí nghiệm và hoạt động liên quan đến môn học hóa sinh. Vì vậy, nó đòi hỏi các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khá cao, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số yêu cầu cơ bản mà bàn ghế thí nghiệm hóa sinh phải có nhé!

Lựa chọn bàn thí nghiệm hóa sinh cần chú ý những gì?

Phòng thí nghiệm là nơi diễn ra những hoạt động thực hành kiến thức vì thế mà việc trang bị dụng cụ, thiết bị phải thật cẩn trọng. Mỗi bộ môn thí nghiệm khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng biệt. Với bộ môn hóa sinh cũng vậy, khi lựa chọn bàn thí nghiệm cần đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

1. Chất liệu bàn thí nghiệm chịu được hóa chất

Với những bộ môn khác có thể việc lựa chọn chất liệu của bàn thí nghiệm sẽ đơn giản hơn. Nhưng riêng với bộ môn hóa sinh các thí nghiệm chủ yếu tập trung vào các loại hóa chất, dung dịch và giải phẫu. Vì thế đòi hỏi phải là những loại vật liệu chịu được hóa chất. Tránh trường hợp khi thí nghiệm, hóa chất có thể bị bắn ra bàn. Trong đó có một số loại hóa chất có tính ăn mòn rất mạnh. Nếu không phải là những chất liệu tốt thì chắc chắn sẽ nhanh hỏng và phải thay thế liên tục.

Bàn ghế phòng thí nghiệm hóa sinh trường học
Bàn thí nghiệm hóa sinh

Phần mặt bàn

Mặt bàn thí nghiệm phải là chất liệu có khả năng chịu lực tốt; không thấm nước; chịu được nhiệt độ cao; chống cháy; không xảy ra phản ứng ăn mòn khi tiếp xúc với các loại axit mạnh…Thông dụng nhất hiện nay mặt bàn thí nghiệm được làm từ lõi rắn, chất liệu thép không gỉ hoặc nhôm đúc. Bề mặt bàn được phủ epoxy chịu đựng hóa chất rất tốt. Tạo điều kiện tốt nhất cho các thí nghiệm hóa học diễn ra an toàn và hiệu quả

Phần khung bàn thí nghiệm

Bắt buộc phải có kết cấu vững chắc, bền bỉ; tương xứng với độ bền của mặt bàn. Khung bàn phải được làm từ vật liệu thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường khác nhau. Chủ yếu hiện nay khung bàn được làm nhiều từ chất liệu inox; thép không gỉ; thép mạ; thép sơn tĩnh điện độ bóng cao hoặc những vật liệu được xử lý bề mặt bằng công nghệ cao.

2. Bàn thí nghiệm phải trang bị những tính năng cần thiết

Đa phần bàn thí nghiệm hóa sinh rất được chú trọng về mặt thiết kế kiểu dáng. Đảm bảo tính thẩm mỹ đẹp và công năng sử dụng tối ưu. Thường thấy nhiều nhất vẫn là những mẫu bàn có kèm hộc tủ, ngăn kéo và kệ giá phía trên. Việc thiết kế tích hợp nhiều bộ phận như vậy sẽ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu về sử dụng. Đặc biệt là việc cất giữ, phân loại các loại hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. Đảm bảo ngăn nắp gọn gàng, dễ tìm. Tránh tình trạng lẫn lộn lung tung dụng cụ, hóa chất.

Hộc tủ, ngăn kéo phải kín, và phải đảm bảo một số tiêu chí nhất định như: Kết cấu bền vững, tuổi thọ sử dụng cao. Tương ứng với chất liệu mặt bàn, khung bàn. Hoạt động trơn tru, thuận tiện khi sử dụng. Bề mặt hộc tủ, ngăn kéo phải được tráng phủ 2 mặt. Đảm bảo việc cất giữ hóa chất trong đó không bị ảnh hưởng, cũng không sợ bị ăn mòn. Chất liệu sử dụng có thể là gỗ công nghiệp cao cấp bề mặt phủ melamine hoặc laminate. Chống thấm nước –  chống xước – chịu nhiệt tốt. Ngoài ra cũng có những mẫu bàn thí nghiệm được thiết kế kèm chậu rửa và một số tính năng khác.

0932.105.068